A- A+

Kích thích não bằng điện trong khi ngủ có thể giúp làm tăng trí nhớ

(Thứ Tư, 14/08/2019)


Lần đầu tiên, các nhà khoa học cho biết sử dụng dòng điện xoay chiều để kích thích não (tACS - Transcranial Alternating Current Stimulation), có thể tạo ra một kiểu hoạt động não đặc trưng trong suốt giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ cho con người.

Khi bạn ngủ, não của bạn bận rộn lưu trữ và sắp xếp lại những gì bạn đã trải qua trong ngày hôm đó, nhồi nhét những thứ bạn cần vào bộ nhớ cho ngày mai, tuần sau hoặc năm sau. Đối với nhiều người, đặc biệt là những người có tình trạng thần kinh hay trí nhớ bị suy giảm thì triệu chứng suy giảm trí nhớ này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Trường Y của Đại học North Carolina (UNC - The University of North Carolina) cho biết việc sử dụng dòng điện xoay chiều để kích thích qua hộp sọ (tACS - Transcranial Alternating Current Stimulation) đã tạo ra một kiểu hoạt động não đặc trưng trong suốt giấc ngủ và giúp tăng cường trí nhớ cho con người.

Phát hiện này, được công bố trên tạp chí Current Biology (http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0960982216306844), đã mang lại một phương pháp không xâm lấn mà có thể giúp hàng triệu người mắc các chứng bệnh như chứng tự kỷ, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và rối loạn trầm cảm nghiêm trọng.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã ghi lại hoạt động của não trong suốt giấc ngủ. Các hoạt động này biểu hiện dưới dạng sóng bằng điện não đồ (Electroencephalogram - EEG). Những con sóng này được gọi là các đợt sóng não (sleep spindles - là hoạt động của não bộ xuất hiện lớp sóng dồn trong một giai đoạn nhất định của giấc ngủ, tham gia trong việc di chuyển các thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn), và các nhà khoa học đã nghi ngờ sự liên quan của chúng trong việc lập danh mục ký ức và lưu trữ các ký ức khi chúng ta ngủ.

Tiến sĩ Flavio Frohlich, Giáo sư dự khuyết Tâm thần học (Assistant Professor of Psychiatry) và là thành viên của Trung tâm Thần kinh trường Đại học North Carolina (UNC), cho biết: "Trước đây chúng ta không biết liệu rằng các đợt sóng não có thể làm cho ký ức được lưu giữ và củng cố hay không hay chúng đơn thuần chỉ là sản phẩm phụ của quá trình hoạt động não khác mà cho phép lưu trữ lại những gì chúng ta đã trải qua như là một ký ức. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, quả thực là các đợt sóng não là quá trình quan trọng để tạo ra những ký ức mà chúng ta cần cho cuộc sống hàng ngày. Và chúng tôi đã sử dụng kết quả này để nhằm mục đích giúp tăng cường trí nhớ."

Đây là lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu có báo cáo một cách chọn lọc với mục tiêu là nhắm vào các đợt sóng não mà không có sự gia tăng hoạt động điện não tự nhiên khác trong quá trình ngủ. Điều mà từ trước đến giờ vẫn chưa thể thực hiện được khi sử dụng dòng điện một chiều kích thích qua hộp sọ tDCS (Transcranial direct current stimulation).

Trong nghiên cứu của Frohlich, có 16 người nam tham gia thí nghiệm và đây là những người đã trải qua một đêm ngủ sàng lọc trước khi thực hiện hai đêm ngủ trong nghiên cứu.

Trước khi đi ngủ mỗi đêm, tất cả người tham gia đã thực hiện hai bài tập trí nhớ chung – các bài kiểm tra liên quan đến việc ghép nối từ và thực hiện các thao tác gõ ngón tay theo một trình tự cụ thể. Trong cả hai đêm nghiên cứu, mỗi người tham gia đều có gắn các điện cực đặt tại các điểm nhất định trên da đầu của họ. Trong quá trình ngủ đêm đầu, mỗi người đều nhận được dòng điện xoay chiều nhẹ để kích thích qua hộp sọ (tACS) và được đồng bộ hóa với các đợt sóng não tự nhiên của não. Trong đêm còn lại, mỗi người đều nhận được kích thích giả giống như dạng giả dược.

Mỗi buổi sáng, người tham gia thực hiện các bài kiểm tra bộ nhớ tiêu chuẩn giống nhau. Nhóm nghiên cứu của Frohlich đã không tìm thấy được sự khác nhau trong bài kiểm tra ghép nối từ, nhưng lại có một sự cải tiến đáng kể trong bài kiểm tra thực hiện các thao tác vận động gõ ngón tay khi so sánh kết quả giữa hai đêm kích thích thật và kích thích giả.

Frohlich cho biết, "Điều này chứng tỏ mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa mô hình hoạt động các đợt sóng não có kích thích bằng điện với quá trình củng cố trí nhớ thực hiện các thao tác vận động."

Tiến sĩ Caroline Lustenberger, tác giả và là nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ thuộc phòng thí nghiệm với Tiến sĩ Frohlich, cho biết: "Chúng tôi rất vui vì điều này bởi vì chúng ta đã biết các đợt sóng não cùng với sự hình thành trí nhớ bị suy giảm trong một số chứng bệnh rối loạn, như tâm thần phân liệt và bệnh Alzheimer. Chúng tôi hy vọng rằng việc nhắm vào mục tiêu là các đợt sóng não này có thể là một kiểu điều trị mới đối với người bị suy giảm trí nhớ và thâm hụt nhận thức."

Nguồn, tác giả bài viết:
Tags: khoa h?c công ngh? sinh h?c

tin liên quan

Không có tin

tin khác

Báo chí nói về STEMUP