A- A+

Thực vật làm thế nào để bảo vệ mình khỏi tia UV?

(Thứ Tư, 29/04/2020)


Vì sao thực vật thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng lại có thể bảo vệ bản thân khỏi tia UV, trong khi con người thì không?

Theo các nhà khoa học của trang The Naked Scientists, đồng nghiệp của họ đã tiến hành nghiên cứu cây nhung tuyết mọc trên dãy Alps. Do mọc ở địa hình cao so với mực nước biển nên cây tiếp xúc rất nhiều với bức xạ Mặt trời và tia cực tím. Tuy nhiên, cây đã tìm được ra cơ chế bảo vệ bản thân.

Theo đó, trên bề mặt của lá cây nhung tuyết, các nhà khoa học phát hiện ra rất nhiều lông tơ nhỏ, được tạo thành từ những sợi tơ mảnh, có đường kính khoảng 100nm – tương đương với bước sóng của tia cực tím. Những sợi lông này khiến tia cực tím không thể xâm nhập sâu vào bề mặt lá. Thay vào đó, tia cực tím được chuyển sang cho hơi nước ở giữa sợi lông tơ. Nhờ đó cây được bảo vệ.

 

Nguồn, tác giả bài viết: The Naked Scientists
Tags: BỨC XẠ MẶT TRỜI CÂY NHUNG TUYẾT TIA CỰC TÍM

tin liên quan

Không có tin

tin khác

Báo chí nói về STEMUP