A- A+

Vết thương lành nhanh hơn vào ban ngày hay ban đêm?

(Thứ Sáu, 20/03/2020)


Nhiều người sẽ cho rằng ban đêm là thời điểm cơ thể nạp lại năng lượng và tự chữa lành vết thương nhanh hơn ban ngày. Điều này có đúng?

Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge của Anh đã kiểm chứng xem tế bào da có tên fibroblasts (nguyên bào sợi) phản ứng ra sao với khoảng thời gian trong ngày hoặc ban đêm. Khi chúng ta bị thương, các tế bào fibroblasts thường di chuyển đến chỗ bị thương và tạo ra các protein phục hồi giống như collagen, nhờ đó giúp tái tạo mô bị tổn thương.

Tuy nhiên quá trình phản ứng này còn phụ thuộc vào một protein có tên actin. Nếu không có đủ lượng actin, khả năng di chuyển của tế bào fibroblasts sẽ bị hạn chế. Nhưng làm sao để xác định khi nào lượng actin nhiều nhất?

Theo Sciencealert, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện lượng actin phụ thuộc vào nhịp sinh học ngày và đêm của con người. Họ thử nghiệm cấy tế bào fibroblasts trên một chiếc đĩa petri (một dạng đĩa bằng thủy tinh hoặc chất dẻo dạng hình trụ có nắp đậy thường được dùng để nuôi cấy tế bào). Nhóm sau đó phát hiện thấy fibroblasts thường di chuyển và tái tạo vết thương vào ban ngày nhanh hơn so với ban đêm.

John O’Neill, tác giả nghiên cứu kiêm nhà sinh vật học phân tử chia sẻ: “Chúng tôi nhất quán với những quan sát về sự khác biệt gấp đôi liên quan đến tốc độ chữa lành vết thương giữa ngày và đêm của cơ thể. Ở cả tế bào và chuột, chúng ta có thể đánh lừa các tế bào rằng bây giờ đang là ban ngày để tăng tốc độ phục hồi mô. Ví dụ chúng ta có thể bật đèn vào ban đêm và tắt vào những thời điểm khác nhau trong ngày”.

Như vậy, ban ngày, vết thương có tốc độ lành nhanh hơn ban đêm.

Nguồn, tác giả bài viết: Theo Vnreview
Tags: vết thương sinh học phân tử actin nhà sinh học nguyên bào sợi

tin liên quan

Không có tin

tin khác

Báo chí nói về STEMUP