A- A+

Vì sao Mặt trời mỗi ngày mọc ở một vị trí khác nhau?

(Thứ Năm, 15/08/2019)


Ít người biết rằng mỗi ngày, Mặt trời lại ló rạng ở một vị trí khác nhau. Vậy vì sao lại có hiện tượng này?

Mặt trời mọc ở hướng đông, lặn ở hướng tây, nhưng có điều thú vị là mỗi ngày, ông Mặt trời lại mọc ở một vị trí khác nhau.

Nguyên nhân là bởi Trái đất xoay quanh Mặt trời trong một quỹ đạo hình elip. Bản thân nó cũng có một độ nghiêng trục tự quay. Chính vì thế Mặt trời không hề xuất hiện tại cùng một vị trí mỗi ngày trong cùng một thời điểm. 

Analemma là tên gọi của một hiện tượng mà khi chụp hình Mặt trời ở cùng một nơi vào cùng một thời điểm trong nhiều ngày, bạn sẽ nhận ra rằng Mặt trời hiện ra không đúng vị trí mà bạn đã chụp hôm qua. Còn nếu nhìn bằng mắt thường thì hầu hết chúng ta sẽ nghĩ nó vẫn ở đó chứ đâu.

Analemma là những điểm mô tả các chuyển động tương đối của Mặt trời đối với cùng một vị trí cố định trên Trái đất. Ngoài ra nó còn áp dụng với Mặt trăng và các ngôi sao nữa.

Để tham gia STEMUP, bạn tải app theo link sau: http://stemup.app. Có 2 loại app: STEMUP dành cho phụ huynh ( màu đỏ) và STEMUP dành cho học sinh (màu cam). Sau khi cài đặt app, bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản “đi theo” của con mình là đã có thể giao bài cho con.

Nguồn, tác giả bài viết:
Tags: m?t tr?i m?t tr?i m?c Analemma

tin liên quan

Không có tin

tin khác

Báo chí nói về STEMUP