A- A+

Vì sao sét phân nhiều nhánh?

(Thứ Năm, 12/03/2020)


Khi nhìn sét đánh xuống mặt đất, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao nó lại được phân thành nhiều nhánh không?

Theo trang Science ABC, trong cơn dông, các đám mây thường mang điện tích âm, trong khi đó mặt đất do cảm ứng nên có điện tích dương.

Điện tích dương của mặt đất sẽ có mật độ cao hơn ở những vật cao và có hình dạng nhọn hơn như ngọn cây, đỉnh tháp. Do tác dụng cùng dấu đẩy nhau, một phần các điện tích dương này di chuyển dần vào lớp không khí hỗn loạn trong khí quyển và cuối cùng “yên vị” ở tầng thấp dưới đám mây.

Khi phóng điện xuống mặt đất, tia sét mang điện tích âm trước tiên phải đi vào vùng không gian điện tích dương phân bố hỗn loạn phía dưới đám mây.

Tia sét có xu hướng tìm đến không gian điện tích dương liền bên theo quy luật trái dấu hút nhau. Nếu cạnh đó có 2 hoặc nhiều hơn các điện tích dương, tia sét sẽ phải phân ra thành nhánh để đi.

Do đó, tia sét thường phân nhánh rất nhiều trước khi đến được mặt đất. Trong các đường đi của sét, nhánh chính sẽ là nhánh thuận lợi và dự kiến gặp ít vật cản hơn. Điều này cũng giống với sự lựa chọn đường đi của các sinh vật trong đời sống thực tế – chọn đường dễ đi hơn.

Nguồn, tác giả bài viết: Theo Tuổi trẻ
Tags: sét sấm sét Science ABC điện tích phóng điện

tin liên quan

Không có tin

tin khác

Báo chí nói về STEMUP