Câu hỏi:
Ai là người được Nguyễn Xí và quần thần tôn lên làm vua, sau đó đã trở thành minh quân nổi tiếng bậc nhất đời Hậu Lê?
Thông tin thêm: Năm 1460, Nguyễn Xí và các đại thần đã tôn con trai Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao là Lê Tư Thành (tức Lê Thánh Tông) lên ngôi vua, khi ấy 18 tuổi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả Thánh Tông bình thường sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh, thích đọc sách cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, nhưng vẫn được quan lại triều đình đánh giá cao, tin tưởng trở thành bậc kỳ tài giúp nước.
Trong hơn 37 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã tạo ra nhiều thành tựu, khiến Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Đây cũng được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Đại Việt về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, văn hóa, xã hội. Lãnh thổ được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.
Nguyễn Xí dưới thời vua Lê Thánh Tông rất được trọng dụng. Sách Đại Việt thông sử ghi, ông được phong là Khai phủ nghi đồng tam ty, Nhập nội kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự Á quân hầu, giúp việc chính sự. Trong bài nói về Nguyễn Xí, Thánh Tông đã dùng nhiều mỹ từ ca ngợi: "Bề tôi trung ái", "giữ mình có đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi, nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt. Các quan đều tượng mộ phong thái, bốn bề đều ngưỡng vọng uy danh"...
Năm 1463, vua Lê Thánh Tông ban chức Nhập nội hữu tướng quốc cho Nguyễn Xí rồi sau lại thăng làm Thái úy. Khi ông mất (năm 1465, thọ 69 tuổi), "vua thương xót tặng hàm Thái sư, thuỵ là Nghĩa Vũ".
Năm 1484, Nguyễn Xí được truy tặng thêm là Cương quốc công, phong làm phúc thần, sắc là Hiển Uy Chính nghị Anh liệt Trung trinh đại vương, được lập miếu thờ ở quê nhà Nghi Hợp (Nghi Lộc, Nghệ An).
Giải thích: Năm 1460, Nguyễn Xí và các đại thần đã tôn con trai Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao là Lê Tư Thành (tức Lê Thánh Tông) lên ngôi vua, khi ấy 18 tuổi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả Thánh Tông bình thường sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh, thích đọc sách cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, nhưng vẫn được quan lại triều đình đánh giá cao, tin tưởng trở thành bậc kỳ tài giúp nước.
Trong hơn 37 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã tạo ra nhiều thành tựu, khiến Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Đây cũng được đánh giá là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Đại Việt về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, văn hóa, xã hội. Lãnh thổ được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.
Nguyễn Xí dưới thời vua Lê Thánh Tông rất được trọng dụng. Sách Đại Việt thông sử ghi, ông được phong là Khai phủ nghi đồng tam ty, Nhập nội kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự Á quân hầu, giúp việc chính sự. Trong bài nói về Nguyễn Xí, Thánh Tông đã dùng nhiều mỹ từ ca ngợi: "Bề tôi trung ái", "giữ mình có đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi, nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt. Các quan đều tượng mộ phong thái, bốn bề đều ngưỡng vọng uy danh"...
Năm 1463, vua Lê Thánh Tông ban chức Nhập nội hữu tướng quốc cho Nguyễn Xí rồi sau lại thăng làm Thái úy. Khi ông mất (năm 1465, thọ 69 tuổi), "vua thương xót tặng hàm Thái sư, thuỵ là Nghĩa Vũ".
Năm 1484, Nguyễn Xí được truy tặng thêm là Cương quốc công, phong làm phúc thần, sắc là Hiển Uy Chính nghị Anh liệt Trung trinh đại vương, được lập miếu thờ ở quê nhà Nghi Hợp (Nghi Lộc, Nghệ An).