Câu hỏi:
Bị cắt tiếp tế lương thực suốt 3 năm, quân của Triệu Quang Phục vì sao vẫn sống khỏe và đánh thắng quân Lương?
Đáp án: Cả 2 phương án trên
Thông tin thêm: Triệu Quang Phục và hơn 20.000 quân bị cô lập trong đầm Dạ Trạch suốt 3 năm, từ 547 đến năm 550 mới đánh thắng nhà Lương, thoát ra ngoài. "Ban ngày tuyệt không để lại khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống nhiều binh lính, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài", sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.
Cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam cho biết thêm, ngay khi đem quân về Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã nghĩ đến việc tự túc lương thực để kháng chiến lâu dài. Ông chia quân làm nhiều toán: toán chặt cây làm trại, toán chuyên đúc đẽo thuyền độc mộc, toán chuyên bắt cá, săn chim, vịt trời để nuôi quân. Lương thực thiếu, Quang Phục cùng nghĩa quân ăn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo mạ. Ông cho đắp bờ, khoanh bãi, tôn nền ruộng, cấy lúa và cùng nghĩa quân dùng đòn kéo thay trâu...
"Sau những ngày thiếu thốn, nghĩa quân chẳng những đủ lương ăn mà còn có thóc để dành, đủ sức quần nhau với giặc lâu dài... Ngược lại, các đồn giặc liên tiếp bị đánh, lương thực bị cướp nên lâm vào tình trạng thiếu thóc gạo trầm trọng", sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.
Năm 550 nhà Lương loạn to, Trần Bá Tiên phải về Bắc cứu trợ. Nhân thế giặc suy yếu, Triệu Quang Phục xuất toàn quân đánh ra, giết được tướng giặc là Dương Sàn, lấy lại kinh đô và khôi phục nền độc lập cho đất nước. Ông lên ngôi, lấy hiệu là Triệu Việt Vương, nhân dân thường gọi là Dạ Trạch Vương.
Giải thích: Triệu Quang Phục và hơn 20.000 quân bị cô lập trong đầm Dạ Trạch suốt 3 năm, từ 547 đến năm 550 mới đánh thắng nhà Lương, thoát ra ngoài. "Ban ngày tuyệt không để lại khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống nhiều binh lính, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài", sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.
Cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam cho biết thêm, ngay khi đem quân về Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã nghĩ đến việc tự túc lương thực để kháng chiến lâu dài. Ông chia quân làm nhiều toán: toán chặt cây làm trại, toán chuyên đúc đẽo thuyền độc mộc, toán chuyên bắt cá, săn chim, vịt trời để nuôi quân. Lương thực thiếu, Quang Phục cùng nghĩa quân ăn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo mạ. Ông cho đắp bờ, khoanh bãi, tôn nền ruộng, cấy lúa và cùng nghĩa quân dùng đòn kéo thay trâu...
"Sau những ngày thiếu thốn, nghĩa quân chẳng những đủ lương ăn mà còn có thóc để dành, đủ sức quần nhau với giặc lâu dài... Ngược lại, các đồn giặc liên tiếp bị đánh, lương thực bị cướp nên lâm vào tình trạng thiếu thóc gạo trầm trọng", sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.
Năm 550 nhà Lương loạn to, Trần Bá Tiên phải về Bắc cứu trợ. Nhân thế giặc suy yếu, Triệu Quang Phục xuất toàn quân đánh ra, giết được tướng giặc là Dương Sàn, lấy lại kinh đô và khôi phục nền độc lập cho đất nước. Ông lên ngôi, lấy hiệu là Triệu Việt Vương, nhân dân thường gọi là Dạ Trạch Vương.