Câu hỏi:
Bộ sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú được viết trong mấy năm?
Thông tin thêm: Năm 1809, Phan Huy Chú bắt tay vào biên soạn bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, đến năm 1819 thì hoàn thành. Để toàn tâm toàn ý cho công việc, ông bỏ nhà vào núi trú ẩn, nhằm tránh khách khứa, bạn bè thường ngày vẫn tìm đến giao du. Thậm chí, ông còn lấy nghệ bôi vào mặt, tay và đun nước thơm như đang sắc thuốc để cáo bệnh mà tránh bạn bè.
Năm 1821, vua Minh Mạng biết tiếng Phan Huy Chú, cho triệu ông vào kinh đô Huế, cử giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám ở Huế. Năm này, ông dâng lên vua bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do mình biên soạn. Vua khen "soạn thật khéo" và thưởng cho ông một áo sa, 30 lạng bạc, 30 cái bút và 30 thỏi mực.
Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm ra chữ quốc ngữ, dày đến 1.450 trang và ghi nhận: "Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội...".
Sách Lịch sử Việt Nam (xuất bản năm 2017) viết: "Lịch triều hiến chương loại chí" là bộ bách khoa thư lớn nhất của Việt Nam thời trung đại. Từ nguồn tư liệu sưu tầm công phu, đồ sộ và có hệ thống, tác giả đã cung cấp khối lượng tri thức quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa...".
Nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam G.P.Muraseva đánh giá: "Lịch triều hiến chương loại chí xứng đáng được gọi là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Việt Nam. Thực tế không có công trình nào sánh nổi về bề rộng của phạm vi các vấn đề trong lịch sử sử học Việt Nam thời phong kiến".
Giải thích: Năm 1809, Phan Huy Chú bắt tay vào biên soạn bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, đến năm 1819 thì hoàn thành. Để toàn tâm toàn ý cho công việc, ông bỏ nhà vào núi trú ẩn, nhằm tránh khách khứa, bạn bè thường ngày vẫn tìm đến giao du. Thậm chí, ông còn lấy nghệ bôi vào mặt, tay và đun nước thơm như đang sắc thuốc để cáo bệnh mà tránh bạn bè.
Năm 1821, vua Minh Mạng biết tiếng Phan Huy Chú, cho triệu ông vào kinh đô Huế, cử giữ chức Biên tu trường Quốc tử giám ở Huế. Năm này, ông dâng lên vua bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do mình biên soạn. Vua khen "soạn thật khéo" và thưởng cho ông một áo sa, 30 lạng bạc, 30 cái bút và 30 thỏi mực.
Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm ra chữ quốc ngữ, dày đến 1.450 trang và ghi nhận: "Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội...".
Sách Lịch sử Việt Nam (xuất bản năm 2017) viết: "Lịch triều hiến chương loại chí" là bộ bách khoa thư lớn nhất của Việt Nam thời trung đại. Từ nguồn tư liệu sưu tầm công phu, đồ sộ và có hệ thống, tác giả đã cung cấp khối lượng tri thức quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa...".
Nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam G.P.Muraseva đánh giá: "Lịch triều hiến chương loại chí xứng đáng được gọi là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Việt Nam. Thực tế không có công trình nào sánh nổi về bề rộng của phạm vi các vấn đề trong lịch sử sử học Việt Nam thời phong kiến".