Câu hỏi:
Công trình nào được ví là "Quốc Tử Giám phương Nam" nằm ở Vĩnh Long?
Thông tin thêm: Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tọa lạc trên một sở đất rộng, cặp bên bờ sông Long Hồ thuộc làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình (nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long).
Người chủ xướng xây dựng công trình này là Kinh lược sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản và Đốc học Nguyễn Thông. Căn cứ văn bia do Phan Thanh Giản soạn, năm Kỷ Mùi, Tự Đức thứ 12 (1859), Gia Định, Biên Hòa, Định Tường nối nhau thất thủ, sĩ phu ba tỉnh tỵ địa qua bản tỉnh (ý nói Vĩnh Long) và các hạt An Giang, Hà Tiên. Lúc bấy giờ, binh mã bận rộn, sĩ tử mang bút tòng quân, việc học bỏ bê.
Năm Tự Đức thứ 15 (1862), đốc học Nguyễn Thông họp các thân hào nhân sĩ bàn việc ấy, chọn đất ở địa phận thôn Long Hồ, cách tỉnh thành hơn 2 dặm về hướng Đông Nam, phía trước sông dài, phía sau là gò cao, hai bên vườn tược.
Tháng 11 năm Tự Đức thứ 17 (Giáp Tý 1864) thì khởi công công trình này, hai năm sau đó hoàn thành. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng nhằm đề cao Nho giáo và được xem là Quốc Tử Giám phương Nam.
Giải thích: Văn Thánh Miếu Vĩnh Long tọa lạc trên một sở đất rộng, cặp bên bờ sông Long Hồ thuộc làng Long Hồ, tổng Long An, huyện Vĩnh Bình (nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long).
Người chủ xướng xây dựng công trình này là Kinh lược sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản và Đốc học Nguyễn Thông. Căn cứ văn bia do Phan Thanh Giản soạn, năm Kỷ Mùi, Tự Đức thứ 12 (1859), Gia Định, Biên Hòa, Định Tường nối nhau thất thủ, sĩ phu ba tỉnh tỵ địa qua bản tỉnh (ý nói Vĩnh Long) và các hạt An Giang, Hà Tiên. Lúc bấy giờ, binh mã bận rộn, sĩ tử mang bút tòng quân, việc học bỏ bê.
Năm Tự Đức thứ 15 (1862), đốc học Nguyễn Thông họp các thân hào nhân sĩ bàn việc ấy, chọn đất ở địa phận thôn Long Hồ, cách tỉnh thành hơn 2 dặm về hướng Đông Nam, phía trước sông dài, phía sau là gò cao, hai bên vườn tược.
Tháng 11 năm Tự Đức thứ 17 (Giáp Tý 1864) thì khởi công công trình này, hai năm sau đó hoàn thành. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng nhằm đề cao Nho giáo và được xem là Quốc Tử Giám phương Nam.