Câu hỏi:
Khi dư luận xôn xao rằng việc thi cử của triều đình có nhiều gian lận, chúa Trịnh Tạc đã ứng xử như thế nào?
Đáp án: Phúc khảo lại cả 3 khoa thi trong 6 năm
Thông tin thêm: Năm 1644, triều đình Lê - Trịnh tổ chức thi hội các nhân sĩ trong cả nước, lấy được 13 người. Kỳ thi này được tổ chức một năm sau thi Hương, thi Hương 3 năm một lần.
Khi dư luận xôn xao về việc thi cử gian lận, chúa Trịnh Tạc ngay lập tức cho phúc khảo lại các sinh đồ. "Trước đây phép thi lỏng lẻo, còn cho mang sách. Từ năm Canh tý đến nay, tuy đã cấm chỉ, nhưng vẫn chưa được chặt chẽ, người thi đỗ phần nhiều dốt dát, nhờ người làm bài, dư luận xôn xao. Đến đây, sai quan phúc khảo sinh đồ ba khoa Đinh Dậu (1657), Quý Mão (1663) và Canh Tý (1660)... Người nào đỗ vẫn được là sinh đồ, người nào hỏng phải ở lại 3 năm học tập, cho miễn tạp dịch. Nếu thi lại lần nữa vẫn không đỗ mới trở về làm dân, chịu tạp dịch. Bấy giờ hỏng đến quá nửa", sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.
Chúa Trịnh đồng thời nghiêm trị các quan làm sai chuyện thi cử. Ông giáng chức của Hữu đô đốc Lại quận công Trịnh Bách, đô đốc đồng tri toản quận công Trịnh Sâm vì cùng làm đề thi nhưng không biết cấm giữ thủ hạ để họ ăn đút vàng bạc, làm thi sai. Cùng năm đó, Trịnh Tạc ra lệnh "cấm tự tiện cho chức tước". Khi ấy, những kẻ được tin yêu, nhiều người xin bừa chức tước và phong tặng khiến quan tước nhũng nhiễu, nên chúa Trịnh ra lệnh này.
Giải thích: Năm 1644, triều đình Lê - Trịnh tổ chức thi hội các nhân sĩ trong cả nước, lấy được 13 người. Kỳ thi này được tổ chức một năm sau thi Hương, thi Hương 3 năm một lần.
Khi dư luận xôn xao về việc thi cử gian lận, chúa Trịnh Tạc ngay lập tức cho phúc khảo lại các sinh đồ. "Trước đây phép thi lỏng lẻo, còn cho mang sách. Từ năm Canh tý đến nay, tuy đã cấm chỉ, nhưng vẫn chưa được chặt chẽ, người thi đỗ phần nhiều dốt dát, nhờ người làm bài, dư luận xôn xao. Đến đây, sai quan phúc khảo sinh đồ ba khoa Đinh Dậu (1657), Quý Mão (1663) và Canh Tý (1660)... Người nào đỗ vẫn được là sinh đồ, người nào hỏng phải ở lại 3 năm học tập, cho miễn tạp dịch. Nếu thi lại lần nữa vẫn không đỗ mới trở về làm dân, chịu tạp dịch. Bấy giờ hỏng đến quá nửa", sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.
Chúa Trịnh đồng thời nghiêm trị các quan làm sai chuyện thi cử. Ông giáng chức của Hữu đô đốc Lại quận công Trịnh Bách, đô đốc đồng tri toản quận công Trịnh Sâm vì cùng làm đề thi nhưng không biết cấm giữ thủ hạ để họ ăn đút vàng bạc, làm thi sai. Cùng năm đó, Trịnh Tạc ra lệnh "cấm tự tiện cho chức tước". Khi ấy, những kẻ được tin yêu, nhiều người xin bừa chức tước và phong tặng khiến quan tước nhũng nhiễu, nên chúa Trịnh ra lệnh này.