Câu hỏi:
Không chỉ là nhà tiên tri, nhà thơ, Nguyễn Bình Khiêm còn là nhà giáo mẫu mực với nhiều học trò nổi tiếng. Ba người nào sau đây từng là học trò của ông?
Đáp án: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ
Thông tin thêm: Ngay từ trước khi đỗ trạng Nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy học. Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, học trò được ông đào tạo thời kỳ này có rất nhiều người nổi tiếng về sau, trong đó có Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ…
Lương Hữu Khánh chính là con trai thầy Lương Đắc Bằng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau khi được Nguyễn Bỉnh Khiêm nuôi dạy và thi đỗ cử nhân, Hữu Khánh trở về Thanh Hóa giúp nhà Lê. Ông trở thành tướng giỏi, văn võ toàn tài.
Phùng Khắc Khoan thi đỗ tiến sĩ, được nhân dân quen gọi là Trạng Bùng, có tài năng toàn diện về võ bị, văn học và ngoại giao.
Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của ông được giới văn chương khen là "thiên cổ kỳ bút", tức bút pháp nghìn đời hiếm có.
Đến khi xin lui về quê, ông đã dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học bên cạnh sông Tuyết (hay sông Hàn) ở quê nhà. Vì vậy, sau này, các môn sinh tôn ông là "Tuyết Giang phu tử".
Giải thích: Ngay từ trước khi đỗ trạng Nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy học. Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp - ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, học trò được ông đào tạo thời kỳ này có rất nhiều người nổi tiếng về sau, trong đó có Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ…
Lương Hữu Khánh chính là con trai thầy Lương Đắc Bằng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau khi được Nguyễn Bỉnh Khiêm nuôi dạy và thi đỗ cử nhân, Hữu Khánh trở về Thanh Hóa giúp nhà Lê. Ông trở thành tướng giỏi, văn võ toàn tài.
Phùng Khắc Khoan thi đỗ tiến sĩ, được nhân dân quen gọi là Trạng Bùng, có tài năng toàn diện về võ bị, văn học và ngoại giao.
Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của ông được giới văn chương khen là "thiên cổ kỳ bút", tức bút pháp nghìn đời hiếm có.
Đến khi xin lui về quê, ông đã dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học bên cạnh sông Tuyết (hay sông Hàn) ở quê nhà. Vì vậy, sau này, các môn sinh tôn ông là "Tuyết Giang phu tử".