Câu hỏi:
Nghệ An nổi tiếng bởi những đặc sản nào?
Đáp án: Tất cả đặc sản trên
Thông tin thêm: Nhút được làm từ mít xanh, muối trắng, chế biến như dưa muối, là thức ăn dân dã của nhiều gia đình. Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ rất lâu đời và hiện món ăn này trở thành đặc sản của xứ Nghệ.
Tương Nam Đàn là loại nước chấm hoặc dùng kho cá. Nguyên liệu làm tương gồm nếp, ngô, đậu tương (đậu nành). Ngô và đậu rang, xay, ngâm rồi phơi, đặc biệt đậu chỉ xay hoặc giã vỡ đôi, vỡ ba, không vỡ vụn như tương bần miền Bắc. Trong một chai tương Nam Đàn có ba tầng nếu nhìn từ ngoài vỏ. Tầng trên cùng là đậu hạt chỉ được dập vỡ. Tầng giữa là nước tương có màu hổ phách, tầng dưới cùng là mốc tương có màu vàng thẫm.
Lươn xứ Nghệ mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn xứ khác. Cháo lươn được nấu rất kỳ công, xương sống con lươn được băm nhuyễn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Lươn xé dọc sợi, được xào nấu cẩn thận, có vị mặn, cay, thơm lừng mùi rau răm. Gạo để nấu cháo là loại tẻ ngon, để nguyên hạt chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo lươn có thể ăn với bánh mì, bánh mướt…
Bánh đa Đô Lương được làm từ bột gạo, vừng, tiêu, tỏi và một số gia vị khác. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng để có chiếc bánh ngon đòi hỏi công phu. Món “bún giá cá ruốc” sẽ ngon hơn nhờ miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và cùng một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc (mắm tôm) dầm ớt vắt chanh.
Giống cam Vinh tiến vua nổi tiếng là cam Xã Đoài, trồng chủ yếu tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc. Hiện vùng đất này còn lại khoảng 110 ha cam Xã Đoài loại 1 được trồng rải rác trong các vườn nhà của hộ dân. Cam Xã Đoài ra hoa vào mùa đông. Mùa chính bắt đầu từ cuối tháng 9 đến hết tháng 12 Âm lịch. Quả bổ ra có màu vàng như mật ong, khi thưởng thức thấy vị ngọt nhẹ xen dịu mát, tan nhanh trong miệng. Nước cam có độ dính tay, khác hẳn các loại thông thường.
Giải thích: Nhút được làm từ mít xanh, muối trắng, chế biến như dưa muối, là thức ăn dân dã của nhiều gia đình. Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ rất lâu đời và hiện món ăn này trở thành đặc sản của xứ Nghệ.
Tương Nam Đàn là loại nước chấm hoặc dùng kho cá. Nguyên liệu làm tương gồm nếp, ngô, đậu tương (đậu nành). Ngô và đậu rang, xay, ngâm rồi phơi, đặc biệt đậu chỉ xay hoặc giã vỡ đôi, vỡ ba, không vỡ vụn như tương bần miền Bắc. Trong một chai tương Nam Đàn có ba tầng nếu nhìn từ ngoài vỏ. Tầng trên cùng là đậu hạt chỉ được dập vỡ. Tầng giữa là nước tương có màu hổ phách, tầng dưới cùng là mốc tương có màu vàng thẫm.
Lươn xứ Nghệ mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn xứ khác. Cháo lươn được nấu rất kỳ công, xương sống con lươn được băm nhuyễn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Lươn xé dọc sợi, được xào nấu cẩn thận, có vị mặn, cay, thơm lừng mùi rau răm. Gạo để nấu cháo là loại tẻ ngon, để nguyên hạt chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo lươn có thể ăn với bánh mì, bánh mướt…
Bánh đa Đô Lương được làm từ bột gạo, vừng, tiêu, tỏi và một số gia vị khác. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng để có chiếc bánh ngon đòi hỏi công phu. Món “bún giá cá ruốc” sẽ ngon hơn nhờ miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và cùng một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc (mắm tôm) dầm ớt vắt chanh.
Giống cam Vinh tiến vua nổi tiếng là cam Xã Đoài, trồng chủ yếu tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc. Hiện vùng đất này còn lại khoảng 110 ha cam Xã Đoài loại 1 được trồng rải rác trong các vườn nhà của hộ dân. Cam Xã Đoài ra hoa vào mùa đông. Mùa chính bắt đầu từ cuối tháng 9 đến hết tháng 12 Âm lịch. Quả bổ ra có màu vàng như mật ong, khi thưởng thức thấy vị ngọt nhẹ xen dịu mát, tan nhanh trong miệng. Nước cam có độ dính tay, khác hẳn các loại thông thường.