Câu hỏi:
Thời kỳ Pháp thuộc, Đồng Tháp nằm trong địa phận hành chính của tỉnh nào?
Thông tin thêm: Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm 6 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (miền Đông) và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên (miền Tây). Từ năm 1862 đến năm 1874, bằng các Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp đã chiếm toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ, các đảo Côn Lôn, Phú Quốc và biến thành thuộc địa, gọi là Nam kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française).
Người Pháp cũng bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn, lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra (Inspection).
Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Địa giới tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong Khu thanh tra Sa Đéc và một phần các khu Long Xuyên, Mỹ Tho, Châu Đốc.
Ngày 5/1/1876, Thống đốc Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam kỳ phân chia Nam kỳ thành 4 vùng hành chính (Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc) gồm 19 khu còn gọi là các Hạt tham biện (Arrondissement administratif). Tỉnh Đồng Tháp nằm chủ yếu trong khu Sa Đéc và một phần các khu Long Xuyên, Châu Đốc.
Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương, kể từ ngày 1/1/1900 các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” (Province). Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên Chánh Tham biện còn gọi là Chủ tỉnh (Administrateur du province). Lúc này Sa Đéc là một trong 20 tỉnh của Nam kỳ.
Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được đặt dưới quyền Chủ tỉnh Vĩnh Long, đồng thời tại Sa Đéc thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, Sa Đéc được chia thành 3 quận: Châu Thành (tỉnh lỵ), Lai Vung và Cao Lãnh.
Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành nghị định tách Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành một tỉnh độc lập, đồng thời nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành một Đại lý hành chính (Délégation administrative) vào năm 1925.
Giải thích: Trước khi có sự can thiệp của thực dân Pháp, Nam Kỳ gồm 6 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (miền Đông) và An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên (miền Tây). Từ năm 1862 đến năm 1874, bằng các Hòa ước ký với triều đình Huế, thực dân Pháp đã chiếm toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ, các đảo Côn Lôn, Phú Quốc và biến thành thuộc địa, gọi là Nam kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française).
Người Pháp cũng bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị bằng cách xóa bỏ các phủ huyện cũ dưới triều Nguyễn, lập thành các đơn vị hành chính mới gọi là Khu Thanh tra (Inspection).
Năm 1870, toàn bộ Nam kỳ có 25 Khu Thanh tra, đến năm 1871 rút xuống còn 18 khu. Địa giới tỉnh Đồng Tháp chủ yếu nằm trong Khu thanh tra Sa Đéc và một phần các khu Long Xuyên, Mỹ Tho, Châu Đốc.
Ngày 5/1/1876, Thống đốc Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam kỳ phân chia Nam kỳ thành 4 vùng hành chính (Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc) gồm 19 khu còn gọi là các Hạt tham biện (Arrondissement administratif). Tỉnh Đồng Tháp nằm chủ yếu trong khu Sa Đéc và một phần các khu Long Xuyên, Châu Đốc.
Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương, kể từ ngày 1/1/1900 các khu hành chính tại Nam kỳ thống nhất gọi là “tỉnh” (Province). Đứng đầu mỗi tỉnh là một viên Chánh Tham biện còn gọi là Chủ tỉnh (Administrateur du province). Lúc này Sa Đéc là một trong 20 tỉnh của Nam kỳ.
Năm 1913, bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Sa Đéc được đặt dưới quyền Chủ tỉnh Vĩnh Long, đồng thời tại Sa Đéc thành lập thêm quận Cao Lãnh. Năm 1916, Sa Đéc được chia thành 3 quận: Châu Thành (tỉnh lỵ), Lai Vung và Cao Lãnh.
Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành nghị định tách Sa Đéc ra khỏi tỉnh Vĩnh Long thành một tỉnh độc lập, đồng thời nâng đồn hành chính Cao Lãnh thành một Đại lý hành chính (Délégation administrative) vào năm 1925.