Câu hỏi:
Trạng nguyên nào được vua Lê vẽ hình và để cạnh ngai vàng cho không khi nào cảm thấy vắng ông?
Thông tin thêm: Nguyễn Trực (1417-1474) người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội. Ông sinh ra trong gia đình truyền thống khoa bảng, từ cụ, ông và bố đều là tiến sĩ và làm quan trong triều đình.
Từ bé, Nguyễn Trực nổi tiếng thông minh, chăm học. 18 tuổi ông đỗ đầu kỳ thi Hương và được lui tới trường Giám đọc sách. Năm 1442 đời vua Lê Thái Tông, triều đình nhà Lê Sơ mở khoa thi tiến sĩ đầu tiên, Chánh chủ khảo là quan Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi. Kỳ thi Đình năm ấy, vua ra bài văn yêu cầu sĩ tử luận về phép trị nước của các vương triều.
"Quan chánh chủ khảo Nguyễn Trãi chăm chú đọc từng quyển thi của các cống sĩ. Đọc đến một quyển, ông sửng sốt bắt gặp những kiến giải độc đáo, sâu sắc và có tính thiết thực với việc trị nước. Đó là bài văn của Nguyễn Trực, người tỏ ra thật khảng khái khi viết: Vua sáng tôi hiền thì nước sẽ thịnh, vua không sáng tôi không hiền thì nước sẽ suy vong. Quan chánh chủ khảo đã đề xuất để vua lấy chàng thí sinh 25 tuổi này đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ, tức Trạng nguyên...", sách Những người thầy trong sử Việt viết.
Trạng nguyên Nguyễn Trực được vua ban sắc là Quốc Tử Giám Thị thư, danh hiệu Á liệt khanh, đồng thời ban cho áo lam bào, mũ cánh chuồn, đai lưng bạc, ngựa trắng... Song không may cùng năm đó, bố của Nguyễn Trực qua đời, ông phải ở nhà chịu tang 3 năm, không được nhận sắc chỉ bổ dụng của triều đình.
Năm 1444 dưới triều Lê Nhân Tông, Nguyễn Trực về triều và được vua ban chức Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ, sau sửa thành Thiếu trung khanh đại phu, kiêm Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy.
Giải thích: Nguyễn Trực (1417-1474) người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội. Ông sinh ra trong gia đình truyền thống khoa bảng, từ cụ, ông và bố đều là tiến sĩ và làm quan trong triều đình.
Từ bé, Nguyễn Trực nổi tiếng thông minh, chăm học. 18 tuổi ông đỗ đầu kỳ thi Hương và được lui tới trường Giám đọc sách. Năm 1442 đời vua Lê Thái Tông, triều đình nhà Lê Sơ mở khoa thi tiến sĩ đầu tiên, Chánh chủ khảo là quan Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi. Kỳ thi Đình năm ấy, vua ra bài văn yêu cầu sĩ tử luận về phép trị nước của các vương triều.
"Quan chánh chủ khảo Nguyễn Trãi chăm chú đọc từng quyển thi của các cống sĩ. Đọc đến một quyển, ông sửng sốt bắt gặp những kiến giải độc đáo, sâu sắc và có tính thiết thực với việc trị nước. Đó là bài văn của Nguyễn Trực, người tỏ ra thật khảng khái khi viết: Vua sáng tôi hiền thì nước sẽ thịnh, vua không sáng tôi không hiền thì nước sẽ suy vong. Quan chánh chủ khảo đã đề xuất để vua lấy chàng thí sinh 25 tuổi này đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ, tức Trạng nguyên...", sách Những người thầy trong sử Việt viết.
Trạng nguyên Nguyễn Trực được vua ban sắc là Quốc Tử Giám Thị thư, danh hiệu Á liệt khanh, đồng thời ban cho áo lam bào, mũ cánh chuồn, đai lưng bạc, ngựa trắng... Song không may cùng năm đó, bố của Nguyễn Trực qua đời, ông phải ở nhà chịu tang 3 năm, không được nhận sắc chỉ bổ dụng của triều đình.
Năm 1444 dưới triều Lê Nhân Tông, Nguyễn Trực về triều và được vua ban chức Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ, sau sửa thành Thiếu trung khanh đại phu, kiêm Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy.