Câu hỏi:
Ai trong lịch sử phong kiến Việt Nam được gọi là "Vua Đen"?
Thông tin thêm: Mai Thúc Loan là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của triều đình phương Bắc, vào đầu thế kỷ 8.
Thời kỳ này, nhà Đường thực thi nhiều chính sách cai trị, bóc lột hà khắc với An Nam đô hộ phủ (tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần ba, năm 679-866). Trước cảnh lầm than của nhân dân, Mai Thúc Loan, người đất Hoan Châu (Hà Tĩnh ngày nay) đã tập hợp lực lượng khởi nghĩa.
Theo cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam, Mai Thúc Loan là con một gia đình nghèo, mẹ phải làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Thuở bé, ông chịu nhiều tiếng xấu là con không cha và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan sớm bộc lộ thông minh, sáng kiến kỳ lạ và có sức khỏe tuyệt vời.
Sau khi mẹ mất, Mai Thúc Loan cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng. Ông học lỏm để biết chữ, hiểu nghĩa sách. "Lớn lên, Mai Thúc Loan là chàng trai có sức khỏe phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, nhiều lần giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn ông làm chức Đầu phu, thủ lĩnh quân sự của làng", sách viết.
Với sự kêu gọi của Mai Thúc Loan, đông đảo người dân đã tham gia khởi nghĩa. Năm 713, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nhân dân các vùng lân cận như Ái Châu (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An) cũng nổi dậy hưởng ứng, quần tụ dưới cờ của Mai Thúc Loan.
Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong là hoàng đế, lấy hiệu là Hắc Đế, tức vua Đen. Có sách ghi, ông lấy hiệu này vì mang màu da đen đặc trưng, có tài liệu lại cho rằng, vì ông mệnh thủy mà nước tượng trưng cho màu đen.
Giải thích: Mai Thúc Loan là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của triều đình phương Bắc, vào đầu thế kỷ 8.
Thời kỳ này, nhà Đường thực thi nhiều chính sách cai trị, bóc lột hà khắc với An Nam đô hộ phủ (tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần ba, năm 679-866). Trước cảnh lầm than của nhân dân, Mai Thúc Loan, người đất Hoan Châu (Hà Tĩnh ngày nay) đã tập hợp lực lượng khởi nghĩa.
Theo cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam, Mai Thúc Loan là con một gia đình nghèo, mẹ phải làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Thuở bé, ông chịu nhiều tiếng xấu là con không cha và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan sớm bộc lộ thông minh, sáng kiến kỳ lạ và có sức khỏe tuyệt vời.
Sau khi mẹ mất, Mai Thúc Loan cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng. Ông học lỏm để biết chữ, hiểu nghĩa sách. "Lớn lên, Mai Thúc Loan là chàng trai có sức khỏe phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, nhiều lần giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn ông làm chức Đầu phu, thủ lĩnh quân sự của làng", sách viết.
Với sự kêu gọi của Mai Thúc Loan, đông đảo người dân đã tham gia khởi nghĩa. Năm 713, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nhân dân các vùng lân cận như Ái Châu (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An) cũng nổi dậy hưởng ứng, quần tụ dưới cờ của Mai Thúc Loan.
Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong là hoàng đế, lấy hiệu là Hắc Đế, tức vua Đen. Có sách ghi, ông lấy hiệu này vì mang màu da đen đặc trưng, có tài liệu lại cho rằng, vì ông mệnh thủy mà nước tượng trưng cho màu đen.