Câu hỏi:
Bị thương nhân người Pháp và Hoa kiều chèn ép, Bạch Thái Bưởi đã làm gì để giành phần thắng?
Đáp án: Kêu gọi tinh thần dân tộc, 'người Việt Nam dùng hàng Việt Nam'
Thông tin thêm: Đứng trước nguy cơ bị phá sản vì sức ép của doanh nhân người Pháp, Hoa kiều, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ ra "thứ vũ khí" mà đối thủ không bao giờ có được, đó là tình đoàn kết, tinh thần dân tộc. Ông đưa người tới các bến tàu diễn thuyết, vận động, phân tích, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt Nam và kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, người Việt giúp người Việt.
"Bạch Thái Bưởi treo một cái ống trên tàu để người nào thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích thì bỏ tiền vào để giúp chủ tàu giảm lỗ. Kết quả là hành khách dần rời bỏ tàu của người Hoa mà đi tàu người Việt. Từ chỗ không thu đủ tiền thuê tàu, ông đã trả đủ, rồi mua lại 3 con tàu đã thuê", sách Danh nhân Hà Nội viết.
Trên đà thắng lợi, năm 1912 Bạch Thái Bưởi mở thêm tuyến đường thủy mới từ Nam Định đi Hải Phòng. Cuộc cạnh tranh giữa ông và doanh nhân người Pháp, Hoa dần đến hồi kết khi chiến tranh thế giới thứ hai làm cho các đội thủ bị phá sản. Tranh thủ thời cơ, Bạch Thái Bưởi thâu tóm các đội tàu, mua luôn xưởng sửa chữa và đóng tàu của công ty Pháp.
Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng cơ nghiệp khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa và đặt được các chi nhánh ở nhiều nơi. Đội tàu vận tải của ông lúc này lên tới 20 chiếc vừa chở khách, vừa cho thuê chở hàng, chạy khắp các tuyến đường sông ở Bắc và Trung kỳ.
Giải thích: Đứng trước nguy cơ bị phá sản vì sức ép của doanh nhân người Pháp, Hoa kiều, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ ra "thứ vũ khí" mà đối thủ không bao giờ có được, đó là tình đoàn kết, tinh thần dân tộc. Ông đưa người tới các bến tàu diễn thuyết, vận động, phân tích, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt Nam và kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, người Việt giúp người Việt.
"Bạch Thái Bưởi treo một cái ống trên tàu để người nào thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích thì bỏ tiền vào để giúp chủ tàu giảm lỗ. Kết quả là hành khách dần rời bỏ tàu của người Hoa mà đi tàu người Việt. Từ chỗ không thu đủ tiền thuê tàu, ông đã trả đủ, rồi mua lại 3 con tàu đã thuê", sách Danh nhân Hà Nội viết.
Trên đà thắng lợi, năm 1912 Bạch Thái Bưởi mở thêm tuyến đường thủy mới từ Nam Định đi Hải Phòng. Cuộc cạnh tranh giữa ông và doanh nhân người Pháp, Hoa dần đến hồi kết khi chiến tranh thế giới thứ hai làm cho các đội thủ bị phá sản. Tranh thủ thời cơ, Bạch Thái Bưởi thâu tóm các đội tàu, mua luôn xưởng sửa chữa và đóng tàu của công ty Pháp.
Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng cơ nghiệp khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa và đặt được các chi nhánh ở nhiều nơi. Đội tàu vận tải của ông lúc này lên tới 20 chiếc vừa chở khách, vừa cho thuê chở hàng, chạy khắp các tuyến đường sông ở Bắc và Trung kỳ.